Chọn cá hồi ngon, sơ chế và bảo quản cá hồi tươi lâu, đúng cách
1. Cách chọn mua cá hồi tươi ngon đúng chuẩn
Đối với cá hồi tươi sống nguyên con
Đầu tiên bạn cần quan sát phần mắt cá. Quan sát thấy mắt cá trong, không bị đục và ngả sang màu vàng thì đó là cá tươi. Ngoài ra, cá tươi là cá có phần mắt cá phải hơi phồng lên, nếu mắt lõm là cá không ngon.
Phần thân cá đảm bảo độ sáng và bóng. Da cá áp sát vào thân, không bị bong tróc, va đập hay trầy xước.
Đối với mang cá, bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Nếu phần mang cá có màu đỏ tươi, không bị rách là cá còn tươi. Không nên mua những con cá có phần mang đã chuyển sang màu đỏ sẫm hay màu bị tái đi. Ngoài ra, phần mang cá cũng không có những vết tụ của máu bầm.
Cá tươi có mùi tanh đặc trưng và không có mùi hôi hay mùi hóa chất. Bên cạnh đó, cá có màu sắc tươi, không bị xỉn màu hay chuyển sang màu nhạt hơn, thịt cá có độ đàn hồi tốt là cá tươi.
Cầm phần đuôi cá rồi lắc mạnh tay để kiểm tra độ chắc của phần xương sống cá. Nếu cảm giác chắc tay, không lỏng lẻo là cá ngon Phần đuôi cá uốn cong không hiện vết nhăn là cá còn tươi.
Đối với cá đã được phi lê
Thịt cá hồi tươi phải có màu hồng tươi hoặc cam. Nếu thịt chuyển sang màu tối hơn nghĩa là thịt cá đã bị ươn hoặc sắp chuyển sang giai đoạn phân hủy.
Bên cạnh đó, thịt ngon sẽ có độ đàn hồi cực kỳ tốt. Khi ấn tay vào phần thịt cá thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu là thịt cá còn tươi.
Quan sát bề mặt của miếng thịt khô ráo, không bị ẩm ướt hay chảy dịch lạ. Các vân mỡ trên mình cá đều màu và sáng không bị sỉn màu hay có đốm nâu.
Ngoài ra, phi lê cá tươi sẽ có mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ hay bị hắc.
Cách phân biệt cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh
Cá hồi tươi là cá hồi được bảo quản ở nhiệt độ lý tưởng trong vòng 15 ngày đầu kể từ khi được đánh bắt. Cá hồi sau khi được đánh bắt sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn như vận chuyển, sơ chế,… cho tới khi đến được với người tiêu dùng. Do đó, sử dụng cá hồi trong khoảng 7 ngày đầu tiên là an toàn và thịt cá ngon nhất.
Cá hồi đông lạnh là cá đã được bảo quản bằng cách đông đá và bảo quản trong tủ đông để sử dụng trong thời gian dài. Cách này giúp cho cá hồi có thể sử dụng được trong khoảng 2 – 3 tháng sau khi được đánh bắt.
Phân biệt cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh
Bằng các giác quan, bạn có thể phân biệt được cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh. Bên dưới là cách phân biệt chung cho cả cá nguyên con và các phi lê.
Cá hồi tươi | Cá hồi đông lạnh | |
Thị giác | Mắt cá lồi và trong suốt.
Phần mang cá có màu đỏ hồng và không có nhớt. Phần thịt cá tươi có màu cam cho đến màu đỏ tự nhiên. |
Mắt cá bị lõm vào trong và có màu đục.
Phần mang cá có màu hơi thâm đen và có nhớt. Miếng thịt phi lê có màu nhạt hơn. |
Xúc giác | Thịt mềm, có độ đàn hồi tốt.
Sờ vào có vết lõm rồi nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. |
Thịt cứng, chắc chắn hơn.
Khi sờ vào thịt thì không để lại vết lõm. |
Khứu giác | Thịt cá có mùi tanh tự nhiên, không quá nồng.
Mặt cá phi lê khô thoáng, mịn màng, không chảy dịch. Phần đuôi và mình cá chắc chắn, không bị mềm. |
Không còn mùi thơm đặc trưng, dần chuyển sang mùi hôi ươn.
Thịt cá hơi ẩm ướt và không còn độ mịn. Phần xương cá dễ bị lấy ra và phần xương không còn chắc. |
Vị giác | Khi ăn thì thịt thơm hơn, mềm và rất ngon.
Thịt cá có độ dai nhất định và rất thơm |
Vị thịt cá hơi nhạt, mất dần đi hương vị đặc trưng và không còn thơm béo.
Thịt cá bở hơn và không còn độ giòn nữa. |
Giác trị dinh dưỡng | Còn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng vốn có của thịt cá hồi như: vitamin, omega-3, DHA và các khoáng chất khác | Dần mất đi các thành phần dinh dưỡng có bên trong cá hồi do quá trình vận chuyển và bảo quản. |
Giá thành | Cá hồi tươi nguyên con
∼ 500.000 VND/kg Cá hồi tươi phi lê ∼ 800.000 VND/kg |
Cá hồi đông lạnh nguyên con
∼ 300.000 VND/kg Cá hồi phi lê đông lạnh ∼ 400.000 VND/kg |
2. Cách sơ chế cá hồi sạch và không tanh
Cách sơ chế cá hồi nguyên con
Đầu tiên, dùng dao mổ phần bụng cá, tiến hành cắt và bỏ hết phần ruột bên trong bụng cá.
Sau đó bạn dùng dao thật sắc rồi cắt xuôi theo chiều từ đầu xuống đuôi cá. Bạn nên điều khiển dao đi sát theo đường xương sống cá để lấy hết thịt, tránh lãng phí nhé. Bạn cũng nên cắt thật đều tay và nhẹ nhàng để đường cắt thật mịn giúp cho thịt cá đều và không bị đứt đoạn.
Sau đó là đánh sạch phần vẩy bên ngoài mình cá. Nên để cá trên một cái thớt to hay một bề mặt phẳng sạch và khô. Làm vậy sẽ giúp không bị trơn, cá không bị di chuyển và có không gian rộng cho bạn dễ thực hiện.
Sau khi cắt rời một bên mình cá, bạn dùng một tay kéo căng miếng da cá, một tay còn lại dùng con dao thật sắt để cắt phần da đó đi. Bạn cắt từ phần đuôi cá đi lên phần bụng cá sẽ dễ dàng thao tác hơn đấy.
Cuối cùng là dùng nhíp để gắp hết phần xương còn lẫn trong thịt. Bây giờ bạn có thể cắt cá thành từng miếng lớn nhỏ tùy theo sở thích món ăn mà bạn chuẩn bị chế biến
Trên thực tế, nếu nấu ăn ở gia đình bạn nên mua cá hồi được phi lê sẵn. Chúng được bán nhiều ở các chợ và các siêu thị và các trang thương mại điện tử uy tín khác… để an toàn và tiết kiệm thời gian hơn. Việc sơ chế cá hồi nguyên con thích hợp hơn đối với những nhà hàng hoặc những bữa tiệc với khẩu phần ăn lớn.
Cách khử mùi tanh của cá hồi
Cá hồi vốn có hương vị đặc trưng nhưng để thưởng thức được hương vị chuẩn bạn cần phải biết cách khử đi mùi tanh của cá hồi. Bạn có thể tham khảo 1 trong những cách sau:
Cách 1: Khử mùi tanh cá hồi bằng chanh
Cách làm này vô cùng đơn nhưng lại có hiệu quả vô cùng đáng kể. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chén/tô nước lọc rồi cho vào đó 2 – 3 muỗng canh nước cổt chanh cùng với 1 muỗng cà phê muối ăn.
Đảo nhẹ tay rồi để yên khoảng 30 giây đến 1 phút rồi rửa lại với nước sạch. Bạn có thể dùng lát chanh vừa lấy nước để chà và mát xa nhẹ nhàng lên phần thịt cá để cá sạch hơn.
Sau cùng vẫn là rửa lại với nước sạch, rồi dùng giấy ăn hoặc khăn sạch lau khô bề mặt cá là được. Các axit trong chanh sẽ khử được mùi tanh của cá cực hiệu quả.
Cách 2: Khử mùi tanh của cá hồi bằng sữa tươi
Sữa tươi có công dụng khử mùi vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần cho phần thịt cá vào một cái tô rồi đổ phần sữa tươi vào tô sao cho ngập hết phần thịt cá là được.
Tiến hành ngâm cá trong sữa khoảng 10 phút rồi rửa lại với sạch rồi để cho ráo nước là được.
Các hợp chất trong sữa có thể giúp thực phẩm nói chung và cá hồi nói riêng mất đi mùi tanh nhanh chóng. Không những vậy, sữa tươi còn giúp cá hồi tăng thêm hương vị nữa đấy.
Cách 3: Khử mùi tanh cá hồi bằng rượu và gừng
Phương pháp này cũng vô cùng đơn giản và cũng mang lại hiệu quả không kém 2 phương pháp trên.
Việc bạn cần là tìm trong nhà một ít gừng rồi băm nhuyễn hoặc đập dập chúng đều được. Sau đó cho vào tô và đổ rượu trắng vào, nếu không có rượu bạn cũng có thể thay bằng giấm.
Tiếp theo là cho miếng cá hồi vào tô, phần rượu (hoặc giấm) có thể pha với một ít nước sạch để ngâp hết phần cá.
Ngâm cá trong hỗn hợp khoảng 7 – 10 phút rồi lấy ra và rửa sạch lại với nước lạnh là có thể chế biến được các món ăn hấp dẫn rồi.
Cách rã đông cá hồi đông lạnh
Bạn có thể tham khảo 3 cách làm sau để chọn cho mình cách rã đông phù hợp và an toàn nhé
Cách 1: Rã đông cá hồi bằng tủ lạnh
Đối với cách này bạn cần lấy cá từ tủ đông ra môi trường bên ngoài khoảng 12 tiếng trước khi chế biến. Thời gian có thể lâu hơn nếu khối lượng cá hồi lớn hơn, ví dụ cá nặng 450 – 700gr thì cần lấy ra trước 24h tiếng.
Bóc bỏ túi hoặc bao bì đựng cá, dùng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm quấn chặt quanh mình cá để tránh vi khuẩn tiếp xúc với bề mặt cá và sinh sôi sẽ gây ôi thiu cá.
Cho miếng cá vào một cái tô rồi đặt trong ngăn mát của tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 5 độ C. Bạn lưu ý để cá xa các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh để chúng bị ám mùi nhé.
Bạn quan sát đến khi thấy miếng cá mềm lại thì lấy ra và thế là chế biến được rồi đấy.
Cách 2: Rã đông cá hồi bằng nước lạnh
Với cách này bạn cần lấy cá từ tủ đông ra ngoài khoảng 30 phút trước khi chế biến. Khối lượng lớn hơn thì thời gian càng nhiều bạn nhé.
Như phương pháp trên, bạn cần bỏ hết túi hay hộp đựng cá hồi. Dùng giấy hoặc màng bọc thực phẩm bọc quanh miếng cá để vi khuẩn không nhân cơ hội mà sinh sôi nảy nở.
Sau đó ngâm miếng cá vào tô, thau hay ngâm trực tiếp vào bên trong bồn rửa đều được. Khoảng 30 phút thì bạn tiến hành thay nước ngâm một lần.
Cuối cùng là chờ đến khi bạn sờ thấy thịt cá trở nên mềm hơn là có thể đem đi chế biến.
Cách 3: Rã đông cá hồi bằng lò vi sóng
Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy cá ra từ tủ đông và bỏ hết bao bì, túi hay hộp đựng cá.
Dùng giấy ăn quấn quanh miếng cá, rồi đặt cá vào một cái dĩa thủy tinh. Lưu dĩa phải đủ lớn để miếng cá không bị dư ra ngoài và cá nằm gọn ở giữa đĩa.
Cho cá vào lò vi sóng và bật chế độ rã đông trên lò vi sóng trong 4 – 5 phút. Đối với khối lượng cá khoảng 450 – 500gr thì công suất sử dụng khoảng 30%. Bạn dựa vào khối lượng cá mà điều chỉnh cho phù hợp nhé.
Khoảng 2 phút thì bạn tắt lò, rồi cẩn thận lật nhẹ mặt cá. Có thể dùng găng tay để tránh bị bỏng nhé. Sau đó tiếp tục đặt vào lò cho đến khi hết thời gian còn lại.
Cuối cùng lấy cá ra ngoài và để ngoài không gian bếp cho đến khi cá mềm thì tiến hành chế biến ngay nhé!
Các lưu ý khi rã đông cá hồi
- Đối với rã đông cá hồi nguyên con, khi kết thúc quá trình bạn nên kiểm tra lại xem còn cục nước đá nào bên trong bụng cá hay không. Nếu còn thì bạn có thể đem cá đi dội nước sạch để đá rơi ra là có thể vào bếp chế biến ngay.
- Cá hồi sau khi được rã đông cần phải chế biến ngay để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của cá và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Bạn không nên rã đông cá bằng nước ấm hoặc nước nóng. Tránh tình trạng cá được rã đông không và không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Tuyệt đối không được cấp đông lại đối với cá đã được rã đông. Do điều kiện tại nhà không thể chuẩn như các cơ sở đông lạnh, đây là một trong những nguyên nhân khiến thịt cá bị ung, mềm dù đã được bạn đông lạnh trở lại.
- Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc lượng cá hồi cần rã đông, sao cho đủ dùng để tránh bị lãng phí và an toàn đối với sức khỏe.
- Để an toàn, bạn nên ghi lại hay đánh dấu ngày đóng gói trước khi bạn bảo quản trong tủ đông. Và bạn chỉ nên dùng cá được đông lạnh không quá 8 tuần tính đến lúc bạn rã đông và sử dụng.
Cách bảo quản cá hồi đúng cách, để được lâu
Nếu bạn mua cá (cá tươi hoặc phi lê) để sử dụng trong ngày thì chỉ cần ướp đá – đối với cá nguyên con và cho vào tủ lạnh – đối với cá phi lê. Cá bảo quản theo phương thức này chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ.
Nếu quyết định dùng không hết trong ngày thì bạn nên cho cá vào ngăn đông của tủ lạnh (hay gọi là cấp đông). Việc cấp đông cho cá có thể giúp cả bảo quản được từ 2 -3 tháng
Cách cấp đông cá hồi tại nhà an toàn và nhanh chóng
Đầu tiên bạn cần sơ chế thật sạch phần cá cần cấp đông. Có thể rửa bằng nước muối loãng hoặc để sát trùng vi khuẩn tự nhiên tồn tại trên cá. Điều này giúp cá có thể bảo quản được lâu và an toàn hơn.
Tiếp theo, bạn thoa một ít muối lên bề mặt của cá để tránh được vi khuẩn và giữ được các chất vốn có của cá.
Cho các vào túi bóng dùng để cấp đồng và cho cá vào tủ lạnh để tiến hành đông lạnh cá. Quá trình này cần được giữ liên tục, tránh bị gián đoạn để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của thực phẩm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.