Rong Nho: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả
Rong nho: được gọi là Trứng Cá Xanh Biển, họ Caulerpaceae. Được xem là một trong những thần dược chống lại tuổi già và bệnh tật. rong nho biển đã được sử dụng phổ biến như một loại rau ăn chứa nhiều dinh dưỡng ở các nước tiên tiến.
Mặc dù là một loại thảo dược mới xuất hiện gần đây ở nước ta, rong nho đang được xem là một loại “siêu thực phẩm” có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp
Công dụng: Giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ tiểu đường. Ngăn ngừa các căn bệnh như đột quỵ, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim. Làm đẹp da, giảm táo bón. Phòng ngừa ung thư.
Chế biến: Rong nho tách nước (rong nho khô): Loại rong này phổ biến hơn trên thị trường do đã được sơ chế để tách nước, được đóng gói trong túi chân không, nên có thể bảo quản được từ 6 – 8 tháng mà không cần trữ lạnh. Khi chế biến rong nho khô, cần ngâm nước để rong nở và ngấm nước.
Rong nho có thể sử dụng để ăn liền hoặc chế biến thành salad, hay nấu canh đều rất ngon.
Thành phần dinh dưỡng: Protein (7,4%), Lipid (1,2%).
Chứa khoảng 20 amino acid trong đó có 10 amino acid cần thiết cho con người như Lysine, Tryptophan, Valine, Histidine, Isoleucine, Methionine,…
Các khoáng đa lượng: Calci (2,1%), Magnesi (1,2 %), Kali, Natri, Phosphor…
Các khoáng vi lượng: Iod, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Coban…
Các Vitamin A, B, C…
Ngoài ra, loại rong này còn chứa các chất chống oxy hóa bao gồm Flavonoid, Caulerpin, Caulerpenyne, Siphonaxanthin.
Tác dụng của Rong nho
Rong nho chứa các acid béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA giúp giảm cholesterol, tăng tính co giãn của mạch máu. Các acid trong rong còn có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch, nên giúp ngăn ngừa các căn bệnh như đột quỵ, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim.
Siphonaxanthin là một loại carotenoid được tìm thấy trong rong nho; và đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm, là yếu tố góp phần quan trọng, tác động vào cơ chế giảm xơ vữa động mạch.
Peptide có hoạt tính ức chế men chuyển angiotensin-I (ACE) từ sản phẩm thủy phân protein của rong nho cho thấy tiềm năng ngăn ngừa tăng huyết áp.
Rong nho có nhiều lợi ích với tim mạch
Rong nho chứa lượng calo và đường rất thấp nên không gây đầy bụng, lượng polysaccharides trong thực phẩm này trải qua quá trình tiêu hóa trong dạ dày, và được lên men bởi vi khuẩn đường ruột giúp chúng ta dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải một cách nhanh chóng. Ngoài ra, rong nho chứa 17,5% tổng số chất xơ trong đó 16,6% là chất xơ không hòa tan. Hầu như tất cả chất xơ không hòa tan không được chuyển hóa thành năng lượng, làm tăng cảm giác no và cải thiện thể tích của phân, giúp kích thích đại tiện.
Rong nho là thực phẩm có hàm lượng nước và chất khoáng cao, giúp cung cấp cho cơ thể một lượng lớn nước để nuôi dưỡng các tế bào, đặc biệt là các tế bào biểu bì da, giúp da luôn căng bóng và khỏe mạnh. Các acid béo có trong rong nho sẽ giúp bảo vệ màng tế bào, cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu, qua đó giảm các triệu chứng khô da. Rong nho cũng có khả năng sản xuất collagen và chất chống oxy hóa, hai chất được coi là “mỹ phẩm tự nhiên” giúp cải thiện da, tóc và làm chậm quá trình lão hóa rất tốt.
Nói đến công dụng của rong nho không thể không nhắc đến khả năng chống viêm, giảm viêm xương khớp, bổ sung canxi, protein, các chất trong nhóm omega 3 giúp xương chắc khỏe hơn. Đặc biệt, các chất này trong rong nho còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ loãng xương rất tốt.
Thường xuyên dùng chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến tăng nồng độ các cytokine gây viêm như TNF-α, IL-1β và IL-12 có liên quan đến tăng cân, tăng mỡ và glucose trong máu.
Hoạt động chống viêm in vitro của bốn polysaccharide tinh khiết là CLGP-1, CLGP-2, CLGP-3 và CLGP-4 chiết xuất từ rong nho đã được đánh giá có tác dụng ức chế hiệu quả trên các tế bào HT29 (dòng tế bào ung thư đại trực tràng ở người), bao gồm giảm sản xuất IL-1β, TNF-α, SIgA và mucin-2, đồng thời giảm biểu hiện của IL-1β và TNF-α.
Fucoidan được xem như một chất chống ung thư tự nhiên, có khả năng điều trị ung thư hiệu quả có nhiều trong các loại rong, tảo biển. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng Fucoidan có thể khiến các tế bào bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ruột kết và tế bào ung thư dạ dày tự thoái triển. Fucoidan cũng được phát hiện cho thấy có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đáng kể và giúp giảm mức cholesterol trong máu.
Rong nho ít đường nhưng giàu calci, kẽm, sắt, protein thực vật, vitamin C và acid béo không bão hòa nên có thể coi là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn cho trong trường hợp bạn bị thừa cân hay đang trong chế độ ăn kiêng. Chất xơ trong rong nho giúp đồ ăn được tiêu hóa lâu hơn, kéo dài thời gian làm trống ruột, tạo cảm giác no nên tác dụng hiệu quả với việc giảm cân.
Theo nhóm nghiên cứu đại học Deakin ở Victoria (Úc), vitamin C có vai trò trong việc cân bằng lượng đường máu đặc biệt có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường sau ăn đến 36%. Vitamin C trong rong nho không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và hoạt động của các gốc tự do, giảm sự tích tụ sorbitol nội bào và ức chế sự gắn kết của glucose với protein.
Sự tích tụ sorbitol và sự glycosyl hóa có liên quan rất nhiều đến các biến chứng của tiểu đường, nhất là các biến chứng về mắt và thần kinh. Chính vì vậy, sử dụng tác dụng của rong nho trong việc phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường là rất tích cực.
Trong rong nho có hàm lượng vitamin A và sắt cao giúp cải thiện và tăng cường thị lực, đồng thời ngăn ngừa các chứng bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt…
Liều lượng và cách dùng Rong nho
Hiện nay, còn ít thông tin về liều lượng thực phẩm này nên dùng bao nhiêu là hợp lý. Theo các báo cáo tại Nhật Bản – quốc gia tiêu thụ lượng rong nho chủ yếu trên thế giới, con người cần sử dụng 5,8g/ ngày với liều lượng tương đương với nghiên cứu hiện tại.
Lưu ý khi sử dụng Rong nho
Chúng ta cần rửa sạch rong nho nhiều lần với nước để loại bỏ đất cát và muối mặn. Cần mua rong chất lượng tại các cơ sở sản xuất uy tín, được nuôi trồng tại vùng biển sạch, không bị ô nhiễm. Không nên sử dụng loại rong bị cũ, mốc, hoặc để quá lâu trong không khí.
Ngoài ra, trong rong nho chứa hàm lượng iot khá cao. Vì vậy, người có bệnh lý tuyến giáp như: Cường giáp, suy giáp, phì đại tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp cần lưu ý khi sử dụng.
Trong bữa ăn hàng ngày, người ta thường trộn chung với các loại gỏi, salad, đồ chua. Có thể thêm rong nho vào các món sashimi. Không nên chế biến rong nho ở nhiệt độ quá cao, nấu thời gian lâu sẽ làm giảm đáng kể lượng dinh dưỡng trong loại thực phẩm này và làm mất hương vị thơm ngon của nó.
Bảo quản Rong nho
Rong nho tươi dùng từ 3-5 tuần sau khi thu hoạch. Thời gian sử dụng rong nho tươi đông lạnh lên đến 3 – 4 tuần.
Rong nho khô có thể bảo quản được từ 6 – 8 tháng mà không cần trữ lạnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.